LẠ MIỆNG VỚI MÓN BÁNH CUỐN TÂY SƠN XỨ NẪU

Đăng bởi Admin vào lúc 10-12-2022

LẠ MIỆNG VỚI MÓN BÁNH CUỐN TÂY SƠN XỨ NẪU

Bánh cuốn Tây Sơn ở Bình Định là một đặc sản rất nổi tiếng và là món ăn quen thuộc với người dân nơi đây. Gọi là bánh cuốn nhưng món bánh cuốn Tây Sơn khác hoàn toàn với bánh cuốn ở nhiều nơi khác: không phải làm từ bột gạo tráng mỏng trực tiếp bên trong có nhân thịt bằm mà được làm từ bánh tráng. Nói đúng hơn, bánh cuốn ở đây hiểu là bánh tráng cuốn thì đúng hơn.

Bánh cuốn Tây Sơn còn được người ta gọi với tên gọi khác, rất đặc biệt khiến nhiều người phải ngạc nhiên: Hai sống một chín. Sở dĩ, người dân ở đây gọi món bánh cuốn này với tên gọi hai sống một chín là bởi từng chiếc bánh đều được tạo ra bởi hai chiếc bánh tráng sống được nhúng vào nước, kèm theo đó là một miếng bánh tráng đã nướng chín có độ giòn rụm ở bên trong.

Mặc dù món ăn này quen thuộc và dân dã là vậy, nhưng để chế biến được ra những chiếc bánh cuốn hấp dẫn, ngon miệng, đậm đà thì người làm cũng cần phải trải qua những bước làm tỉ mỉ và công phu.

Món ăn này bao gồm các nguyên liệu chính như bánh tráng nhúng với nước, thịt nướng, nem, rau sống, chả lụa, đậu chiên, trứng vịt luộc, rau sống, chả ram... Những nguyên liệu này sẽ được gói gọn lại trong những chiếc bánh tráng. Rồi khi ăn, người ta sẽ chấm cùng với nước chấm đậm đà. Tất cả mọi nguyên liệu sẽ tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn và khó lẫn cho thực khách khi thưởng thức món bánh cuốn Tây Sơn này.

 

 

 

Theo lời kể từ người dân nơi đấy, ban đầu, bánh cuốn Bình Định chỉ gồm bánh tráng cuốn và cơm nguội mà thôi. Đây được coi là món ăn giúp “chống đói” mỗi khi ra đồng của người nông dân. Tuy nhiên, qua một khoảng thời gian dài, người dân nơi đây đã biến tấu và thêm thắt vào nhiều nguyên liệu khác nhau hơn để cho món ăn được trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn. Thậm chí, món bánh cuốnTây Sơn này còn được dùng để làm quà trong những dịp giỗ chạp, cưới hỏi,...

 

 

 

Bánh tráng nhúng nước mềm dẻo, quyện cùng với độ đậm đà của thịt , ngậy ngậy của trứng, giòn giòn của chả ram,, vị tươi mát của rau sống. Chấm đều chiếc bánh cuốn vào bát nước chấm vừa vặn, thực khách sẽ nhanh chóng cảm nhận được sức hút kỳ diệu của món ăn này.

Chưa kể nước chấm ăn kèm với bánh cuốn Tây Sơn cũng rất đặc biệt, không chỉ là nước mắm pha mà còn có pha thêm đậu phộng xay cho thêm phần thơm béo, nâng vị cho món ăn.Tuy nhiên, để nói ngon nhất, hấp dẫn nhất thì có lẽ chúng ta vẫn phải tìm về nơi đã sản sinh ra món ăn này. 

 

 

 

Không có hình dáng nhỏ nhắn như các loại bánh cuốn ở nơi khác, bánh cuốn Tây Sơn rất to nên mỗi người ăn chừng 1 đến 2 cái là no, giá bánh cũng cao nếu so với bánh cuốn thông thường, khoảng 15 đến 20 ngàn/ chiếc. Nhưng nếu tính ra so với độ lớn, nguyên liệu thì hoàn toàn hợp túi tiền.

Bánh cuốn xứ Nẫu tuy mộc mạc, giản dị nhưng nó được ví giống như chính con người chân chất và thật thà nơi đây. Nên nếu có cơ hội được đặt chân tới mảnh đất Bình Định, bạn đừng bỏ lỡ cơ h


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: