Chuyện mấy chục năm trước, vua Quang Trung "chém đầu" một quan tham ở miền Đất võ cứ thực hư vòng vọng, ít nhất như một điểm xuyết độc đáo, một phần của văn hóa tâm linh mà không phải vô cớ cuộc sống cứ luôn tồn tại hài hòa cảm quan về hiện thực, truyền thuyết, huyền thoại.
Tượng Quang Trung tại Bảo tàng Tây Sơn |
Ai từng đến Bảo tàng Quang Trung (Thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định) cũng đều biết khuôn viên rộng, đẹp bởi những kiến trúc mái cong cung điện cứ nối tiếp xuất hiện sau các vòm cây cổ thụ.
Và hàng chục cây gắn bảng ghi danh các nguyên thủ, các vị lãnh đạo khả kính. Ở đây còn có tượng đồng vua Quang Trung của nhà điêu khắc Lê Đình Bảo được dư luận cho rằng (tượng vị anh hùng này) đẹp nhất quốc gia.
Nhưng đến Bảo tàng cấp quốc gia Quang Trung mọi người mới tận "mục sở thị", nơi này không chỉ là di tích lịch sử, văn hóa, mà còn là nơi đến của tâm linh! Nơi đây, ngoài Bảo tàng còn có Nhà diễn võ, Điện thờ Tây Sơn tam kiệt, nhất là còn 2 di tích có tuổi vài trăm năm: cây me cổ thụ và cái giếng nước bằng đá ong ngay trong vườn nhà thân sinh anh em Tây Sơn! Khách tham quan, hành hương nào đến cũng ngẩn ngơ ngước nhìn cây me thời tuổi nhỏ tam kiệt Nhạc, Huệ, Lữ hẳn đã từng trèo lên hái quả. Và trước khi vào điện thờ thắp hương trước tượng dát vàng của Tam Kiệt và các văn thần võ tướng, mọi người đều lại giếng nước múc gàu mát trong rửa mặt rồi uống, như xưa các vua từng uống, có người thêm lầm thầm lời khấn. Vua Thái thấy viên sĩ quan quyền lực tái mặt, rúm người quay đi nhanh cùng vợ con ra khỏi đền, lên xe về Quy Nhơn.
Hôm sau ông này có "trát" của chính quyền Sài Gòn gọi vào Tòa Đại hình ở Nha Trang. Trung tá tỉnh trưởng Phan Minh Thọ bị khép tội tử hình vì tham nhũng. Trước đó người Mỹ xây dựng sân bay quân sự lớn ở Phù Cát, toàn bộ tiền đền bồi đất, hoa màu cho dân tỉnh trưởng này đã thông đồng với đại úy quận trưởng Khôi, ăn chia hơn chín phần, dân chưa được một. Một người đã lặng lẽ theo dõi ghi chép chính xác từng chi tiết toàn cục đã gửi bộ hồ sơ dày cộp khiếu tố, chính xác đến không thể chạy chối nổi. Lúc tin dữ chồng bị nhốt vào đại lao chờ thụ án bay về, vợ con tỉnh Thọ nhớ chuyện ở đền thờ Tây Sơn, vội sắm sanh lễ vật lên khóc xin. Sau đó tỉnh Thọ được giảm án chết xuống còn tù chung thân, lưu đày nhờ có Đệ ngũ đẳng bảo quốc huân chương.
Chuyện có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng dân Tây Sơn nhiều người chứng kiến tới giờ vẫn tin rằng vua Quang Trung đã “chém đầu” tỉnh Thọ. Tâm linh, ai cũng biết là một phần của đời sống. Kể lại chuyện này, người viết chỉ muốn một lần nữa nói rằng Bảo tàng Quang Trung thực sự đã và đang có một vùng không gian khác bên cạnh di tích lịch sử, văn hóa. Và đáng quý trên mỗi bước hành hương.
Cây me, giếng nước, điện thờ, và lòng kính ngưỡng của khách dù ở cương vị nào. Nghi ngút lễ và hương và ý thức nguồn cội là nét đẹp của hôm nay. Chuyện mấy chục năm trước, vua Quang Trung “chém đầu” một quan tham ở Miền đất võ cứ thực hư vòng vọng, ít nhất như một điểm xuyết độc đáo, một phần của văn hóa tâm linh mà không phải vô cớ cuộc sống cứ luôn tồn tại hài hòa cảm quan về hiện thực, truyền thuyết, huyền thoại.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thắp hương tại Bảo tàng Quang Trung |
Đức và vua Quang Trung, một quan trọng thời khởi nghiệp và một chói sáng công tích đập tan những tập đoàn phong kiến mục ruỗng cuối thế kỷ XVIII và đại phá giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh. Uống nước một nguồn xưa, ngắm cây cũ và đốt hương tưởng niệm với những ý nghĩ thành kính nhất hoặc thành tâm cầu xin một điều gì đó, đây là đời sống tâm linh, là văn hóa. Bảo tàng Quang Trung từ lâu, ngoài không gian văn hóa- lịch sử đã có không gian tâm linh! Trước đây (theo Quách Tấn), khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Nhạc đã cho xây lại từ nền nhà cũ một ngôi từ đường. Nhà Nguyễn phục hưng, từ đường bị phá và thay thế bằng đình làng, dân vẫn xuân kỳ thu tế vái bí mật thờ phụng 3 vua bằng vái miệng.
Năm 1960, dân chung tiền chung sức lập đền thờ Tây Sơn nơi đình cũ gồm 3 gian, thờ Tây Sơn tam kiệt, giờ mới làm lại thành điện thờ khang trang. Chính nơi đây nhiều người chứng kiến, năm 1967 vua Quang Trung từng “chém đầu” trung tá tỉnh trưởng Bình Định Phan Minh Thọ! Tỉnh trưởng của chính quyền Sài Gòn chắc là chiều vợ con, tiền hô hậu ủng xe cộ lên đền thờ.
Lúc vợ con anh này đốt hương, “quan đầu tỉnh” cứ khuỳnh tay ngạo mạn gõ giày nhà binh loanh quanh trong đền nghiêng ngó. Ông Từ Thừa, người lo hương khói, một nông dân Tây Sơn lành hiền bỗng bước tới trước chỉ mặt tỉnh Thọ, giọng vang như sấm: “Mầy là đứa nào dám vào đây ngông nghênh, có biết tao là ai không? Tao chém đầu mầy!”Nhiều người dân chứng kiến lạnh mình.
Nguổn: Người Tây Sơn 2011
Bình luận: