Bàn thành tứ hữu

Đăng bởi Admin vào lúc 04-05-2018

Trong giai đoạn 30-45 thế kỷ trước, thi đàn VN nổi lên một nhóm thơ với những phong cách khác nhau nhưng ra đời tại một địa phương. Đó là nhóm thơ Bàn Thành Tứ Hữu (bốn người bạn ở thành Đồ Bàn), ra đời tại Bình Định. Họ là Quách Tấn, Hàn Mặc Tử (tên thật Nguyễn Trọng Trí), Yến Lan (Lâm Thanh Lang) và Chế Lan Viên (Phan Ngọc Hoan). Bốn "người bạn thơ" này đều được đặt những nơi trang trọng trong "Thi nhân VN" của Hoài Thanh - Hoài Chân.

Nhóm thơ Bàn Thành Tứ Hữu được xem là một hiện tượng đặc biệt với những  điều  chưa  được  phổ  biến, chứ không hẳn mới lạ.

 Nhà thơ Quách Tấn
  • Giống nhau là vì tôn chỉ mục đích đều là: Nhóm văn thi có hoài bảo về sự nghiệp văn thơ Việt  Nam,  họp  nhau  để  giúp  đỡ  nhau  tiến  về khả năng văn chương, giúp đỡ về tri thức, học thức không vụ lợi.
  • Nhưng khác nhau hẳn là: Đây không phải là một nhóm do một người hay một tập thể nào đứng ra xây dựng nên, mà do các nhà văn nhà thơ, người này giới thiệu người kia họp lại nhau để thanh đàm về thơ ca, ngâm vịnh cùng nhau: Ai khen thì cứ hết mình mà khen, ai chê thì cứ thành thật mà chê, có nêu được vì sao chê vì sao khen càng tốt, không chứng minh được thì để lại khi khác bàn vậy, người góp ý cũng vậy. Điều tối kỵ trong khen chê, là không biến phê bình văn học nghệ thuật thành đả kích cá nhân, moi xấu, nói xấu có dụng tâm đề cao hay mạt sát.
  • Hoạt động trao đổi giúp nhau trong nhóm hoàn toàn tự nguyện. Một nhóm viên thấy bạn khác trong nhóm có nhược điểm, thiếu sót về kiến thức, học thức, về lao động văn học thì tận tình chỉ vẻ giúp đỡ (cụ thể như Quách Tấn bày cho Chế Lan Viên đi sâu về thơ Đường, Tống… và  Chế  Lan  Viên  gởi  sách  Pháp  về  thơ  tượng trưng, lãng mạn, đa đa, lập thể… và trình bày từng ý cao siêu, kín, độc đáo để Quách Tấn hiểu cao hơn, sâu hơn về thơ Tây phương, Ả Rập…). Thực hiện nguyên tắc dân chủ cao: Tự nguyện, tự  giác,  tự  do,  không  đề  ra  kỷ  luật,  không  ép buộc… cho nên không cần cử ra nhóm trưởng, không  cần  cử  chủ  tịch  phiên  họp  mà  trên  40 năm sinh hoạt chưa có xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên về ý kiến, tư tưởng.
  • Để  đoàn  kết  thương  mến,  chăm  lo  cho nhau, ngoài sự giúp đỡ nhau về nghệ thuật, kỹ thuật còn phải có tấm lòng yêu quí nhau như anh em trong gia đình có nền nếp mà rất dân chủ. Tình thương yêu ruột thịt là thứ keo sơn gắn chặt các thành viên với nhau lâu dài chặt chẽ.
 NHà thơ Chế Lan Viên
  • Đây  chỉ  một  nhóm  có  chung  chí  hướng văn  học  nhưng  khác  nhau  về  đường  lối  nghệ thuật, về thái độ riêng đối với các loại văn học nghệ  thuật:  Quách  Tấn  chuyên  về  thơ  Đường luật, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan theo phong  trào  thơ  mới  (ba  nhà  thơ  này  lập  ra nhóm thơ Loạn) nhưng vẫn ở lại trong nhóm Bàn Thành Tứ Hữu với Quách Tấn. Quách Tấn tuy chuyên về thơ luật Đường, nhưng lại cũng thưởng thức cái hay trong thơ mới. Hai bên hòa nhập, "hòa nhi bất đồng". Hòa thành bạn, bất đồng nên mỗi người có một bản địa riêng.
  • Tên Bàn Thành Tứ Hữu, cũng như Cổ Bàn Tứ Linh, không phải nhóm ấy tự đặt, tự xưng, mà lại là do những bạn bè làm văn thơ ở tỉnh Bình Định và anh em văn hóa nghệ thuật khác trong khu đặt ra rồi có người ngoài nhóm qui danh:  Hàn  Mặc  Tử  là  Long,  Chế  Lan  Viên  là Phụng, Yến Lan là Lân, Quách Tấn là Quy. Các bạn Tứ Linh ấy nhận danh và vui lòng cho là đẹp (chỉ trừ Hàn Mặc Tử ra đi trước không kịp nghe xướng danh). Nhưng Tứ Linh cũng như Bàn Thành Tứ Hữu không chỉ là bốn người mà là năm. Bích Khê ở Quảng Ngãi vào Nha Trang nhập cuộc với ba người còn lại (Hàn Mặc Tử giới thiệu Bích Khê) được chấp nhận coi như là thay mặt cho Hàn Mặc Tử. Vì vậy Bàn Thành Tứ Hữu vẫn là Bàn Thành Tứ Hữu.
  • Không đặt ra điều lệ, nội quy thành lập, phát  triển  nhóm  viên  để  theo  đó  mà  chọn, nhưng sự phát triển lại tuân theo tinh thần nơi mục  4,  từ  chỗ  quen  thân  phục  nhau,  kính  nể thương yêu nhau mà kết bạn. Cặp đầu tiên là Hàn Mặc Tử - Quách Tấn. Biết nhau qua báo chí giới thiệu rồi tìm đến nhau, tiếp xúc trao đổi  về  quan  điểm  nghệ  thuật,  kỹ  thuật  văn chương, tình cảm qua lại thành bạn thân. Hàn Mặc Tử gặp Chế Lan Viên cũng như thế, giới thiệu  Chế  Lan  Viên  với  Quách  Tấn  thành  bộ ba đầu tiên. Chế Lan Viên giới thiệu người bạn học của mình là Yến Lan cho 3 người và hình thành Bàn Thành Tứ Hữu.
 Nhà thơ Hàn Mặc Tử

Các đặc điểm riêng biệt của Bàn Thành Tứ Hữu, Tứ Linh làm cho nó khác hẳn các câu lạc bộ, hội văn học, hội thơ, tổ chức văn học nghệ thuật có từ xưa đến nay:

- Về điều lệ nội quy không có
- Nguyên tắc kỹ luật không có
- Chỉ cần: Tự nguyện, tự giác, tự do tư tưởng, tự do xu hướng
- Không thỏa hiệp, không chống đối nhau

Nó hòa thuận, thân yêu nhau, giúp đỡ nhau, thực sự để cùng tiến, đoàn kết trước sứ mệnh thiêng liêng của văn học Việt Nam để tồn tại. Và thực tế từ khi hình thành song hình, tam bảo, tứ quý cho đến ngày "tứ linh nay đã quy linh tất", Yến Lan là người thứ tư và cũng là người cuối cùng:  Trăng  rằm  tháng  8  rụng  bình  minh  (15 tháng 8 năm Mậu Dần tức 5-10-1998).

Từ 1931 đến 5-10-1998 = hơn 60 năm nhóm nghĩa  tình  vì  văn  học  văn  chương  mất  đi,  vì tất cả đã qua đời, kẻ trước người sau đều mỗi người làm tròn nhiệm vụ đối với văn chương, tròn trách nhiệm với văn học, tròn nghĩa tình với  Bàn  Thành  Tứ  Hữu  và  với  bạn  bè  của nhóm. Sáu mươi năm êm ấm trong tình nghĩa anh em như Lưu, Quan, Trương của kết nghĩa vườn đào và như Ngũ hổ tướng: Quan, Trương, Triệu,  Mã,  Huỳnh,  một  dạ  đoàn  kết  giúp  đỡ nhau làm trong nhiệm vụ cứu nhà Hán cho đến chết không một khắc chậm trễ, không hề chia rẽ chống đối nhau.

 Nhà thơ Yến Lan

Nhưng  Tứ  Hữu,  Tứ  Linh  của  Bàn  Thành không  chỉ  tròn  4  hay  5  người  Tứ  Linh  mà  sự vững chắc đoàn kết đấu tranh giúp đỡ nhau giải quyết thanh toán mâu thuẫn nội bộ về suy nghĩ, nhận xét riêng, ý thích riêng một cách độc lập tự  nguyện  để  cùng  tiến  lên.  Nhóm  4,5,  người này đều có sự yểm trợ giúp đỡ của một số bạn thân  như:  Nguyễn  Tử  Anh,  Nguyễn  Đình,  cụ Thuần Phu Trần Khắc Thành và rất nhiều bạn thân khác nữa. Riêng về chú Quách Tạo tuy là thân phận em trong gia đình song chú đã được nhóm Tứ Linh xem như bằng hữu. Mỗi khi gặp nhau  tại  nhà  anh  ở  Nha  Trang,  chú  vẫn  được ngồi chung bàn chuyện thơ văn. Tất cả các thành viên của nhóm đều đã cùng chú trao đổi ý kiến về văn hóa, văn chương và đã tiếp nhận những ý kiến của người ngoài nhóm. Khi đất nước tạm thời chia đôi, chú đi tập kết ra Bắc ở chung với Yến Lan và gần gũi với Chế Lan Viên trên 20 năm  trường.  Tình  cảm  của  Chế  Lan  Viên  và Yến Lan đối với Ba cháu (lời chú Quách Tạo) vẫn nồng đượm và quý mến như trước.

Sau  ngày  tổ  quốc  thống  nhất  vì  điều  kiện kinh tế, tuổi tác, nên ba người còn lại (Quách Tấn, Chế Lan Viên, Yến Lan) không còn thường xuyên hội tụ cùng nhau dưới gốc mận ba cành nơi xứ Trầm Hương.

Quách  Tấn  đã  tiên  đoán  được  hồi  kết  này nên đã có bài tứ tuyệt trong tập thơ Đọng Bóng Chiều:

 

Năm trước trời trưa chung bóng mận
Năm nay mận nở luống trông nhau
Ngày xanh gặp gỡ dần thưa thớt
Mây ráng thêm thương tuổi bạc đầu.

                                                  (Sân Mận)

Nguồn: Người Tây Sơn 2012


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: