BÁNH TRO MIỀN QUÊ BÌNH ĐỊNH
Để có được một chiếc Bánh tro thơm ngon, cần phải trải qua nhiều công đoạn chế biến khéo léo, từ khâu chọn nguyên liệu đến quá trình nấu bánh. Gạo để làm bánh phải là loại nếp cái hoa vàng. Và người chế biến phải nhặt hết những hạt tẻ lẫn vào, sau đó vo gạo bằng nước thật sạch, để ráo.Bánh tro Bình Định là món ăn không thể thiếu trong các buổi lễ quan trọng của người dân xứ Nẫu. Ở hầu hết những tiệc giỗ chạp, cưới xin thì lại càng không thể không có món bánh tro để đãi khách.Mới nhìn sơ qua vẻ bề ngoài của bánh tro. Có thể bạn sẽ thấy bánh không quá cầu kì và hấp dẫn.Nhưng khi ăn hương vị lại vô cùng đặc biệt.
Bánh tro, chỉ nội cái tên của nó thôi cũng đủ để thấy đó là một món ăn của người quê chân chất. Không hề có bất kỳ yếu tố ngoại lai nào lẫn vào trong chiếc bánh tro dân dã của vùngBình Định. Nhìn những lát bánh tro có màu nâu đỏ trông thật bắt mắt được xếp chung quanh dĩa, kèm một ít đường cát trắng. Cầm miếng bánh tro, chấm một ít đường, đưa vào miệng nhai một cách chậm rãi, bạn sẽ cảm thấy cái vị bùi bùi, dẽo thơm của gạo nếp, cái nhân nhẩn của măng, vị ngọt của đường hòa lẫn vào nhau khiến cho bạn có cảm giác như có cái mùi hương thoang thoảng của cả một cánh đồng lúa chín ngạt ngào ùa về trong vị giác của bạn…Tuy nhiên theo những bậc cao niên thì bánh tro phải ăn kèm với đường mật mía thì mới đúng kiểu của nó.Người ta thường dùng Cây” thạp nhạp” đốt để làm bánh tro.Đốt lấy tro,hoặc lá chuối đốt cùng và lọc lấy tro của nó và lọc lấy nước có thành mùa vàng vàng,ngâm gạo nếp thật kỹ không lẫn với gạo tẻ.Ngâm vài tiếng và gói kết hợp lá tre,lá dong,và lá chuối.
Cách làm nếp vo sạch, ngâm với nước tro vôi qua một ngày hoặc cho đến khi thử bằng cách lấy vài hột nếp đã ngâm, để giữa hai đầu ngón tay, bóp nhẹ lại, thấy bể vụn ra dễ dàng là nếp đã “bục” – nói theo cách nói chuyên dùng là nếp đã ngâm đúng mức để nấu. Xả lại nước nhiều lần cho nếp đã ngâm vôi tro thật sạc rồi để cho ráo trước khi gói. Thời gian ngâm nếp không thể nào xác định đúng là bao lâu vì tùy thuộc vào nồng độ của vôi tro, độ mới cũ của gạo cho nên phải thăm chừng cho nếp vừa “bục” là được, nếu ngâm lâu quá, bánh sẽ bị nồng mùi vôi tro.
Gói bánh kín lại bằng lá chuối và màn đi hấp chín.Khi ăn dùng 1 sợi chỉ xấp đồi rồi quấn quanh cây bánh cắt thành từng khoanh chấm với đường.
Một mùi thơm đặc trưng của cây bánh tro,dù làm từ bột nếp nhưng vị ăn thanh thanh thơm đặc biệt mà những loại bánh có nhân khác cũng không thể nào sánh được.Nó có nước da ngăm nhưng đầy sức quyến rũ,đẹp 1 cách tự nhiên mộc mạc.
Chiếc bánh tro còn mang ý nghĩa đặc biệt thường được mọi người lựa chọn để cúng và ăn vào ngày tết Đoan Ngọ.Những chiếc bánh tro có thể mua tại các chợ ,các đầu hẻm ở quê,hoặc có thể mua tại các gánh hàng của các cô từ miền quê mang vào.Bánh tro bán với giá chỉ vài nghìn đồng cây dài có thể ăn sáng ăn vặt hằng ngày.Món bánh được lựa chòn làm quà quê mỗi khi vào thành phố,được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị quê đặc biệt này.Bánh tro có thể bảo quản được vài ngày nếu để ở nơi thoáng mát ăn ngon mà không hề mất đi độ mềm dẻo của bánh.
Bình luận: