Kế hoạch tổ chức ngày hội người bình định tại tp.hcm - xuân ất mùi

Đăng bởi Admin vào lúc 04-05-2018

Chương trình Ngày Hội người BĐ tại Tp.HCM năm nay với chủ đề  "Tự hào Bình Định" sẽ giới thiệu đến đông đảo Bà con BĐ đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM về một góc thu nhỏ hình ảnh quê hương qua các hoạt động

BAN LIÊN LẠC HỘI ĐH BĐ
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2014

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC 
NGÀY HỘI NGƯỜI BÌNH ĐỊNH TẠI TP.HCM
XUÂN ẤT MÙI - 2015

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Xuân Giáp Ngọ- 2014,  Hội đồng hương BĐ tại Tp.HCM đã tổ chức ngày hội người Bình Định có nhiều đổi mới, phong phú về nội dung; đa dạng về hình thức, rộng rãi về không gian, đủ về thời lượng, thu hút hàng ngàn bà con đồng Hương Bình Định tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận tham gia. Rút kinh nghiệm từ đó, năm nay sẽ tổ chức thích hợp và hoàn chỉnh hơn, nhằm mục đích:

  1. Mừng xuân, thăm hỏi, kết nối, chia sẻ, giúp nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người BĐ tại Tp.HCM;
  2. Tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa truyền thống đặc trưng của BĐ, để người Bình Định, dù ở đâu, làm gì, bao giờ cũng ghi nhớ truyền thống quê hương và hướng về quê nhà
  3. Giới thiệu, tôn vinh ý chí và khát vọng vươn lên của người BĐ tại Tp.HCM;
  4. Giới thiệu, quảng bá văn hóa, sản phẩm, dịch vụ … để kết nối, hổ trợ kinh doanh và giao lưu, thưởng thưc văn hóa, ẩm thực đặc trưng của quê hương BĐ.

II. CHỦ ĐỀ “TỰ HÀO BÌNH ĐỊNH”

III. THÀNH PHẦN THAM DỰ

  1. Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh BĐ, các Sở, Ban, Ngành tỉnh BĐ, lãnh đạo các huyện, thị tỉnh BĐ.
  2. Bà con đồng hương BĐ đang sinh sống và làm việc tại Tp.Hồ Chí Minh
  3. Các Ban liên lạc hội đồng hương BĐ tại Tp.HCM.
  4. Các doanh nhân, nhân sĩ trí thức người BĐ.
  5. Nhà tài trợ.
  6. Đại diện Hội đồng hương BĐ các tỉnh phía Nam và phóng viên báo đài người BĐ.

IV. SỐ LƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC

  1. Số lượng dự kiến: khoảng 2.000 người
  2. Thời gian tổ chức: từ 7h30 đến 15h30, Chủ nhật ngày 01/3/2015, nhằm ngày 11 tháng Giêng năm Ất Mùi.
  3. Địa điểm: Khu du lịch Văn Thánh – 48/10 Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM (vị trí như năm trước).

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Ngoài chương trình họp mặt như thông tin kết quả hoạt động năm qua, khen thưởng, tôn vinh và kế hoạch hoạt động của năm tới như thường lệ; chương trình Ngày Hội người BĐ tại Tp.HCM năm nay với chủ đề “ Tự hào Bình Định” sẽ giới thiệu đến đông đảo Bà con BĐ đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM về một góc thu nhỏ hình ảnh quê hương qua các hoạt động như: ẩm thực BĐ, các trò chơi dân gian, bài  chòi cổ, giao lưu văn nghệ giữa Đồng hương các huyện….. nhằm giúp cho những thế hệ con cháu BĐ hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa quê hương và có những đóng góp để phát triển quê nhà ngày càng vững mạnh trong tương lai. Theo đó có 5 nội dung chính, như sau:   

  1. Nội dung  1: chương trình họp mặt thường niên.
  2. Nội dung 2: chương trình ẩm thực hồn quê Bình Định: Trưng bày, giới thiệu, thưởng thức các món ăn đặc trưng từng huyện của BĐ (kết hợp hội thi Ẩm thực).
  3. Nội dung 3: chương trình trưng bày, triễn lãm, giới thiệu: Hình ảnh hoạt động đồng hương; tác phẩm Văn học, tranh ảnh, tác giả người BĐ; sản phẩm dịch vụ của Doanh nghiệp BĐ; dự án đầu tư khả thi tại BĐ.
  4. Nội dung 4: chương trình giải trí: Các trò chơi dân gian, trò chơi vận động; viết thư pháp, ký họa chân dung, chụp ảnh lưu niệm; quầy quà tặng miễn phí…
  5. Nội dung 5: chương trình các hội thi: văn nghệ, thời trang mẹ và bé; võ thuật (biểu diễn và thi đấu), thi vẽ tranh về Bình Định…
    (Có phụ lục Chi tiết đính kèm)

VI. CHI TIẾT CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI LƯỢNG

  1. Ngày 28/02/2015
    • Từ 17h15 – 18h15: Khai mạc Hội đánh bài chòi cổ
    • Từ 18h30- 21h30: Trao giải golf và tiệc giao lưu giữa CLB doanh nhân BĐ tại Tp HCM với Đoàn đại biểu tỉnh BĐ và khách mời.
    • Kết thúc lúc 21h30.
  2. Ngày 01/3/2015
    • Từ 7h30 – 8h00: Khai mại Ngày Hội.
    • 8h00 - 11h00: Diễn ra đồng loạt ở các khu vực từ  nội dung 2 đến nội dung 5.
    • Từ 11h30 – 14h00: Chương trình họp mặt Đồng hương.
    • Từ 11h30-12h30
      • Phần 1- Kết nối tự hào: 
        1. Tiết mục khai mạc - MC tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu;
        2. Phát biểu chào mừng và chúc tết của Chủ tịch Hội ĐHBĐ tại Tp.HCM;
        3. Phim về hoạt động năm 2014 của ĐHBĐ tại TP.HCM;
        4. Phát biểu của lãnh đạo tỉnh BĐ;
        5. Chiếu clip những thành tựu kinh tế XH của tỉnh năm 2014;
        6. Khen thưởng cho các Đồng hương Huyện hoạt động tích cực 2014;
        7. Tặng kỷ niệm chương, giấy chứng nhận giàu lòng nhân ái cho những tập thể và cá nhân có đóng góp cho hoạt động xã hội và phát triển tỉnh nhà.
        8. Tặng kỷ niệm chương cho các cá nhân, đơn vị cùng đồng hành cùng hoạt động của ĐHBĐ tại TP.HCM;
        9. Phát biểu của bà con  Người BĐ, vừa trực tiếp, vừa ghi hình phát  lại 
        10. Tặng hoa chúc mừng các y, bác sĩ nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02
    • Từ 12h30 – 14h30:
      • Phần 2 - Mừng xuân yêu thương:
        1. Công bố thành lập Quỹ học bổng Quang Trung, ra mắt HĐ quản lý Quỹ.
        2. Trao học bổng cho sinh viên BĐ học giỏi…
        3. Chương trình giao lưu văn nghệ “Tự hào Bình Định”: các tiết mục đoạt giải của các huyện, và do các nghệ sĩ người BĐ tại TP.HCM biểu diễn.
        4. Dự tiệc nhẹ
    • Từ 14h30 – 15h30:
      1. Tiếp tục các hoạt động trong ngày hội.
      2. Bế mạc.

VII.  KINH PHÍ
Nguồn Kinh phí từ sự đóng góp, tài trợ, hổ trợ của những doanh nhân Người Bình Định tại TP.HCM. Dự kiến mức kinh phí: khoảng 450 triệu đồng.

VIII .  TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH

  1. Điều hành trực tiếp:
    • Thường trực Ban liên lạc Hội ĐH tỉnh điều hành chung.
    • Chịu trách nhiệm biên kịch– đạo diễn: Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Đức Điền.
    • Chịu trách nhiệm vận động kinh phí: Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Liêm và Trưởng ban tài chính Nguyễn Đình Trung.
    • Các Ban chuyên trách của Hội ĐH tỉnh chịu trách nhiệm phần việc theo phân công của tổng đạo diễn.
  2. Phối hợp tổ chức:
    • Ban LL Hội đồng hương các huyện, đồng hương theo ngành nghề, trường lớp…
      • Chịu trách nhiệm tổ chức các gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của quê mình, ngành, lớp mình, trong đó phần ẩm thực.
      • Đăng ký tham gia các mục hoạt động vui chơi, hội thi…
      • Thông báo, vận động bà trong đồng hương của từng huyện tham dự ngày hội.
    • Tỉnh Bình Định: Kính đề nghị lãnh đạo tỉnh có ý kiến với các sở ngành, các huyện, các hội ngành nghề…theo khả năng thực tế, cần hổ trợ ngày hội NBĐ. Cụ thể:
      • Chọn đưa các sản phẩm, tác phẩm, dự án, thực phẩm đặc trưng… của ngành, nghề, địa phương mình đưa vào ngày hội giới thiệu, quảng bá …;
      • Đưa các ca sĩ, nghệ sĩ, võ sĩ, Hội bài chòi cổ BĐ vào tham gia biểu diễn…trong ngày hội;
      • Ủng hộ các món ăn, thức uống đặc trưng của quê nhà BĐ (rượu Bàu Đá, nước uống Chánh Thắng, nem chả chợ Huyện…).
        (Sẽ trao đổi, bàn bạc với các Sở, ngành trong dịp Đoàn đồng hương các tỉnh phía Nam về thăm tỉnh trước Tết Nguyên Đán, dự kiến 5-6/3/2015, nếu lãnh đao tỉnh đồng ý).
    •  

Sự tham gia, giúp đỡ, hợp tác các tổ chức và cá nhân người BĐ sẽ tạo nên thành công của ngày Hội NBĐ tại Tp HCM, và hy vọng ngày Hội năm nay sẽ trở thành ngày mở đầu cho truyền thống của những người đồng hương BĐ ./.

THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC 
HỘI ĐHBĐ TẠI TP HỒ CHÍ MINH



PHỤ LỤC
I. KHU ẨM THỰC “HỒN QUÊ BÌNH ĐỊNH”– KẾT HỢP THI ẨM THỰC

  1. Tái hiện lại một ngày chợ xuân BĐ thu nhỏ, gợi lên không khí của chợ quê.
  2. Đối tượng tham dự: Đồng hương các huyện/các huyện từ quê nhà.
  3. Nội dung:Trưng bày, giới thiệu, bán, thưởng thức các món ăn đặc trưng từng huyện BĐ (bánh ít lá gai, nem chợ huyện, bánh tráng dừa, bánh tráng khoai, bún chả cá Quy Nhơn, bánh xèo Mỹ Cang, bún tôm Châu Trúc ,bánh hỏi Diêu Trì, Bún Song Thằn,Cua Huỳnh Đế Tam Quan, Dé bò Tây Sơn, mực sữa rim, bánh hồng, bánh tráng cuốn, tré Bình Định…)
  4. Hình thức : 
    • Các món ăn được trình bày đẹp và ngon miệng.
    • Cách trang trí gian hàng độc đáo toát lên hình ảnh mộc mạc thôn quê, mang hình ảnh cây nhà lá vườn (ví dụ : có thể bày trí món ăn trong các gánh hàng, mái của gian hàng có thể lợp bằng lá dừa,…)
    • Mỗi huyện có một gian hàng nhỏ bán đặc sản của Huyện mình, gian hàng vừa đủ rộng để cho thực khách có thể thưởng thức món ăn tại chỗ. Tùy theo ý tưởng của mỗi Huyện mà có thể bày trí chỗ ngồi cho khách (có thể ngồi các bàn ghế nhỏ bằng tre , hoặc ngồi dưới bãi cỏ…)
    • Mỗi Huyện đặt tên cho gian hàng  sao cho vừa nghe tên thực khách đã ấn tượng để thu hút sự chú ý về gian hàng của mình.

      Quy định
      • Các món ăn được chuẩn bị trước phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
      • Bán đặc sản trên cơ sở giao lưu, giới thiệu ẩm thực BĐ giữa các Huyện là chính ( không đặt mục tiêu lợi nhuận)
      • Các thành viên tham gia có mặt trước hoặc đúng thời gian quy định.
      • Đưa ra giá cả hợp lý cho từng món ăn và phải thông tin cho BTC .
        Chú ý: Nghiêm cấm bán các loại bia, rượu, nước giải khác có chất kích thích

II. KHU GIỚI THIỆU SÁCH, TRANH ẢNH CỦA TÁC GIẢ BÌNH ĐịNH TẠI TPHCM VÀ TẠI QUÊ NHÀ

  1. Giới thiệu cảnh đẹp, di tích, các khu du lịch, các món ăn ngon ở Bình Định (khi về Bình Định thực khách có thể biết được mình nên ở đâu, ăn gì, du lịch những thắng cảnh nào……)
  2. Các cẩm nang giới thiệu địa chỉ các món ăn ngon, đặc sản BĐ, các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của người BĐ tại TP.HCM.
  3. Giới thiệu những tác phẩm, cuốn sách hay viết về danh lam, thắng cảnh, con Người BĐ xưa và nay (thơ, văn, ký…)
  4. Giới thiệu các thành tựu kinh tế xã hội quê nhà những năm qua, Giới thiệu các dự án đầu tư       
  5. Chiếu phim minh họa các nội dung trên

III. KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ- TRÒ CHƠI DÂN GIAN

  1. Tổ chức các trò chơi dân gian BĐ:
    • Các trò chơi cho trẻ em: Hướng dẫn làm chim lá dừa, chim giấy…
    • Trò chơi đập niêu: Ban tổ chức sẽ chuẩn bị khoảng 15 cái niêu, cắt cử 2 người đứng giữ gậy ở 2 bên để căng dây thép treo niêu. Người chơi sẽ bị bịt mắt, đứng cách cái niêu 5m. Mỗi người chơi được phát một chiếc chày. Nhiệm vụ của người chơi là tiến lại gần cái niêu theo cảm nhận của mình và đập vỡ niêu..Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ. Phần thưởng là những món quà lưu niệm BĐ.
    • Trò chơi leo cầu lấy thưởng: Trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Chọn một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để chiếc cầu đung đưa khó đi. Người ta treo giải thưởng trên cột. Đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã té . Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng  thì loạng choạn. Cuộc chơi rất hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người.
    • Một số trò chơi vận động khác
  2. Hội thi biểu diễn, thi đấu võ thuật:   
    • Biểu diễn nghệ thuật võ đến từ các lò võ BĐ tại Tp.HCM và đến từ quê hương BĐ. Các võ sư, võ sĩ biểu diễn quyền thảo ở 2 cấp độ chậm và nhanh nhằm tạo điều kiện để người tham quan có thể giao lưu học hỏi.
    • Biểu diễn đối kháng, thi đấu giữa các lò võ BĐ:
    • Nhằm tiếp tục phát triển phong trào tập luyện Võ thuật cổ truyền trong mọi đối tượng quần chúng , nhất là lực lượng thanh, thiếu niên, võ sư  Người Bình Định tại TP.HCM
    • Thi đấu trên cơ sở giao lưu, học hỏi giữa các lò võ BĐ nhằm quảng bá nét văn hóa truyền thống – niềm tự hào của Người Bình Định.
    • Tính chất: thi đấu đối kháng theo các hạng cân, theo thể thức loại trực tiếp 1 lần thua.
    • Đối tượng : Các lò võ Bình Định tại TP.HCM và các lò võ tại tỉnh nhà; Các võ sỹ phải có đủ tư cách, đạo đức tốt, đủ sức khỏe và am hiểu luật thi đấu, có quá trình tập luyện đạt trình độ chuyên môn nhất định
    • Nội dung :
      • Võ sĩ nam : Gồm các hạng cân ( 45-48kg, 51-54kg, 57-60kg…..)
      • Thi đấu 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút, nghỉ giữa 2 hiệp 1 phút
    • Các võ sỹ đã đoạt HCV ở nội dung vô địch tại Giải Võ thuật cổ truyền các câu lạc bộ tỉnh Bình Định sẽ không tham dự giải thi đấu mà  sẽ đăng ký tham gia biểu diễn nghệ thuật võ BĐ
    • Luật thi đấu : áp dụng luật thi đấu võ cổ truyền Việt Nam do Uỷ ban thể dục thể thao ban hành năm 2011 (theo file).

IV. KHU TRIỂN LÃM, GIỚI THIỆU HÀNG HÓA, SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP, CÁC MÓN ĐẶC SẢN BĐ

  • Trưng bày, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của các cơ sở kinh doanh, của các doanh nghiệp người BĐ tại TP HCM và của người BĐ từ quê nhà, bao gồm các ngành có các sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu uy tín, có thế mạnh trong nước từ hàng dệt may, thực phẩm chế biến, hàng gia dụng, đến hàng thủ công mỹ nghệ, hóa mỹ phẩm, quà lưu niệm …
  • Các cơ sở kinh doanh và các DN sẽ giới thiệu, công bố chính sách kinh doanh, nhất là chính sách ưu đãi với người BĐ tiêu thụ/quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình…
  • Các doanh nghiệp tổ chức triển lãm hàng hóa phải đăng ký trước với BTC.

V. HỘI THI VĂN NGHỆ

  1. Thể loại : đơn ca, song ca, tốp ca; thể loại khác : múa, tiểu phẩm, ngâm thơ, khiêu vũ…
  2. Đối tượng tham gia: cá nhân, gia đình,các  tổ chức người BĐ ….
    Lưu ý:
    • Mỗi huyện đăng ký tối đa 3 tiết mục.
    • Các giọng ca đạt giải nhất, huy chương vàng trong các hội thi, hội diễn từ cấp tỉnh trở lên không được thi hát đơn ca, song ca chỉ được tham gia các thể loại khác.
    • Mỗi tiết mục tối đa không quá 10 phút.
    • Các đơn vị, cá nhân  sẽ nộp phần nhạc nền cho BTC.
    • Không giới hạn độ tuổi. 
      Ngoài ra, BTC mời các nghệ sĩ hát bài chòi, nhạc nhẹ biểu diễn xen kẽ phần thể hiện của các đơn vị để chương trình thêm phong phú.

VI. HỘI THI THỜI TRANG MẸ VÀ BÉ

  1. Đối tượng tham gia: Mỗi huyện đăng ký 3 tiết mục
    • Mẹ: Không giớ hạn độ tuổi
    • Bé: Trẻ em từ biết đi tới 12 tuổi
  2. Nội dung thi: chủ đề:
    • Vòng 1: “Người Xinh của Phố”- Thời trang dạo phố cho cả mẹ và bé.
    • Vòng 2: “Mẹ đi làm – Bé đến trường” – Mẹ chọn trang phục công sở, bé chọn trang phục đến trường.
  3. Quy định chung:
    • Số báo danh: SBD của thí sinh là số thứ tự đăng ký với BTC.
    • Trang Phục : Thí sinh tự chuẩn bị trang phục.
    • Hình thức thi: Mẹ và bé cùng xuất hiện trên sân khấu  và biểu diễn tối đa 1 phút/1 vòng thi( Thí sinh có thể mời Bố tham gia minh hoa để phần biểu diễn sinh động hơn).
    • Thời gian giữa 2 vòng thi là 15 phút để  các thí sinh chuẩn bị cho vòng tiếp theo.
    • Hình thức chấm điểm: điểm trung bình của 2 vòng thi.

VII. KHU VỰC QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ: SÁCH BÁO, SẢN PHẨM, BÁNH KẸO

  1. Các Doanh nghiệp người BĐ tại TP.HCM và của người BĐ từ quê nhà, có nhu cầu muốn tặng sản phẩm  nhằm quảng bá hình ảnh,thương hiệu của Doanh nghiệp đến đông đảo Bà con BĐ tại TP.HCM có thể đăng ký với BTC.
  2. Các sản phẩm có thể là : Bánh kẹo, quà lưu niệm, thức ăn, nước uống(sản phẩm mẫu)…..hoặc có thể những sách báo (cũ hoặc mới) làm quà tặng cho những bạn sinh viên BTC sẽ cử người cùng với đại diện các doanh nghiệp, cá nhân gởi quà tặng đến bà con tham gia ngày hội./.

BAN TỔ CHỨC

Nguồn: hoidonghuongdinhdinh.org


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: