LỢI ÍCH CÂY RAU RĂM

Đăng bởi Admin vào lúc 16-08-2022

LỢI ÍCH CÂY RAU RĂM

Rau răm (Persicaria odorata) là loài thực vật thân đốt, cao khoảng 40cm. Nó còn có tên gọi khác là thủy liễu. Cây thích sống trong môi trường ẩm, phát triển mạnh ở gần bờ ao hoặc sông. Nó có khả năng thoát nước tốt nhưng không chịu được môi trường quá lạnh hoặc quá nóng.

Lá cây thủy liễu hình mác, mọc so le và cuốn ngắn. Lá có màu xanh sẫm ở mặt trên và màu nhạt hơn ở mặt dưới. Gân lá song song. Hoa có màu tím nhạt và mọc thành chùm. Quả nhỏ, hai đầu nhọn và nhẵn.

Tinh dầu tập trung ở lá. Khi nghiên cứu về thành phần của loại tinh dầu này, các nhà khoa học tìm thấy các aldehyd chuỗi dài, decanol và sesquiterpene. Xét về tính vị, rau răm có tính ấm và vị cay.

Rau răm thường được sử dụng làm gia vị nấu ăn vì có mùi thơm dễ chịu. Trong Đông y, đây còn là một vị thuốc chữa bệnh. Khi dùng làm dược liệu, người ta dùng cả cây dạng tươi hoặc phơi khô. Nó được sử dụng một cách riêng lẻ hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác dùng ngoài da hoặc sắc lấy nước uống.

Rau răm vắt lấy nước cốt uống ở dạng tươi hoặc sắc lấy nước ở dạng khô chữa được nhiều bệnh.

Rau răm vắt lấy nước cốt uống ở dạng tươi hoặc sắc lấy nước ở dạng khô chữa được nhiều bệnh.

Về tổng thể, tác dụng của rau răm là chống viêm, tiêu độc, kích thích tiêu hóa và trừ phong hàn. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh số bệnh hoặc triệu chứng như:

Rau răm chữa đầy hơi, trướng bụng và tiêu hóa khó khăn

Lấy một nắm lá rau răm còn tươi giã nát, có thể thêm vào đó một ít muối. Vắt lấy nước cốt uống. Phần bã đắp lên bụng và xoa nhẹ nhàng quanh rốn.

Chữa hắt hơi và sổ mũi do cảm cúm với rau răm

Có hai cách:

+Giã nát một nắm lá rau răm với 3 lát gừng rồi chắt lấy nước uống. Hai nguyên liệu dùng ở dạng tươi;

+Kết hợp 20g rau răm ở dạng khô với các vị thuốc Đông y gồm: tía tô (20g); kinh giới, xương bồ (mỗi loại 16g); xuyên khung, bạch chỉ và thiên niên kiện (mỗi vị 10g). Mang các nguyên liệu này sắc lấy nước uống.

Dùng rau răm chữa vết thương do rắn cắn

Lấy nước cốt rau răm tươi sau khi giã nát cho người bị rắn cắn uống. Phần bã đắp lên vết thương rồi dùng vải sạch hoặc gạc y tế băng lại. Đây chỉ là cách khống chế chất độc tạm thời. Sau bước xử lý sơ bộ này, người bị rắn cắn cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Rau răm chữa tiêu chảy do bị nhiễm lạnh

Bạn sẽ dùng rau răm dạng khô kết hợp cùng một số thảo dược Đông y sắc lấy nước uống. Đổ nước ngập các nguyên liệu và sắc đến khi còn khoảng 1 chén nước thì dừng lại. Bài thuốc chữa tiêu chảy do nhiễm lạnh gồm: rau răm và kinh giới (mỗi loại 16g); bạch truật, lương khương (mỗi thứ 12g); 10g quế và 4g gừng nướng.

Trị nước ăn chân với rau răm

Giã rau răm tươi lấy nước cốt. Dùng nước này chấm vào chỗ da bị nước ăn. Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Trong quá trình điều trị, bạn cần giữ cho chân được khô ráo. Mục đích là tránh bội nhiễm và nâng cao hiệu quả chữa trị.

Dùng rau răm chữa mụn nhọt đang sưng nóng

Đắp rau răm tươi sau khi đã giã nhuyễn cùng với muối. Nên dùng gạc y tế cố định lại vị trí bị mụn nhọt với rau răm. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Cách điều trị này hiệu quả trong cả những trường hợp bị áp-xe ở giai đoạn đầu. Nó không những giúp giảm sưng mà còn tiêu độc và giúp máu lưu thông tốt hơn.


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: