RƯỢU BẦU ĐÁ THẬT GIẢ
Ngày xưa, men theo hai bờ sông Kôn của thượng nguồn xuôi về miền hạ, Bình Định đã có nhiều làng rượu ngon nổi tiếng, nhất là các làng Vĩnh Cửu, Vĩnh Phúc, Tiên Thuận, Đồng Hào, Phú Lạc, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc, An Vinh (thuộc Tây Sơn hạ đạo) mà dân gian thường gọi là rượu Tây Sơn. Còn rượu Bàu Đá – các thương hiệu rượu nổi tiếng trong nam, ngoài bắc ngày nay cũng chính là dòng rượu Tây Sơn, cũng thừa hưởng chung dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kôm, Hầm Hô ban tặng cho một dòng sông, một vùng đất.
Quy trình để nấu ra rượu Bàu Đá cũng cực kỳ công phu và tỉ mỉ, chỉ phù hợp với những người chịu thương – chịu khó như người dân nơi đây. Trước tiên, gạo (hoặc nếp, hoặc đậu xanh – tùy vào loại rượu nào mà chọn nguyên liệu tương ứng) được cho vào nồi bảy bằng đồng nấu chín thành cơm, cơm không được nhão hay khô mà phải nở xốp đều hạt cơm. Cơm phải đem phơi trên cái nia, để nguội. Giã các bánh men rượu thật nhuyễn và rây mịn sau đó rải đều trên lớp cơm gạo đã nguội chứa trên nia rồi trộn đều. Cho tất cả vào chum và đậy lá chuối kín ở trên để ủ liên tiếp 03 ngày 03 đêm.Tiếp tục cho nước được lấy từ giếng có mạch ngầm của Bàu Đá vào ủ tiếp 02 ngày 02 đêm nữa (hoặc nhiều hơn tùy vào thời tiết). Sau đó nấu liên tiếp 6 tiếng đồng hồ mới cho ra một mẻ rượu Bàu Đá.
Nói thì nghe đơn giản vậy, nhưng để có một mẻ rượu Bàu Đá ngon theo công thức thủ công cổ truyền, đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Từ việc chọn nguyên liệu (Gạo, Nếp, Đậu Xanh), kỹ thuật nấu cơm, chọn men rượu (không dùng các loại men bột, men Trung Quốc như các loại rượu phổ biến khác mà chọn loại men bánh thủ công như men Bình Hòa, Bả Cảnh, Đập Đá), tỷ lệ men và cơm, kỹ thuật ủ khô, đổ nước vào cơm rượu, nguồn nước (lấy từ giếng nước có mạch nước ngầm từ Bàu Đá nhưng phải là giếng bộng đất nung, giếng đá ong chứ không lấy từ giếng bê tông xi măng), nồi nấu phải là nồi đồng (không dùng nồi nhôm), nắp đậy nồi phải bằng đất nung, cất rượu phải bằng ống tre. Đặc biệt, kỷ thuật đun lửa quyết định rất nhiều đến chất lượng của rượu Bàu Đá. Đun nhỏ lửa liên tục sao cho nồi hèm cơm rượu sôi lăn tăn nhè nhẹ làm hơi rượu tỏa đều, không bị sít không bị khô. Với những người có kinh nghiệm lâu năm như cô Năm Phượng, chỉ cần nghe tiếng nhỏ giọt của rượu thì có thể phỏng đoán được lửa có vừa hay chưa. Yếu tố thời tiết cũng góp phần vào việc quyết định sự thơm ngon của rượu Bàu Đá. Rượu ngon nhất vào mùa mát (tháng 2 – 4 âm lịch), mùa nóng thì rượu ít ngon hơn vì chất lượng nước của giếng Bàu Đá không ngon bằng các mùa khác.
Chính tấc cả những yếu tố trên tạo ra một loại rượu có mùi vị thơm ngon đặc trưng, nếu uống điều độ mỗi ngày từ 01 đến 02 ly nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được nhiều chứng đau lưng, nhức mỏi, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng hơn. Đặc biệt, rượu Bàu Đá có độ rượu rất cao (từ 50 đến 54 độ) nhưng uống vào không gây nhức đầu như các loại rượu khác, nếu say chỉ cần ngủ một tiếng, thức dậy là cảm thấy bình thường như chưa uống 1 ly nào.
Thông thường trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại rượu không rõ nguồn gốc vẫn dán bản tên là rượu bàu đá, vẫn có độ giống rượu. Có 2 loại rượu bàu đá hiện nay:
Loại 1: từ 50 đến 55 độ
Loại 2: từ 40 đến 45 độ
Với nhiều nhà sành rượu thì chỉ ngửi thôi là đủ biết rượu thật hay giả. Nhưng với một khách hàng không uống rượu việc phân biệt rượu thật hay giả theo cách này thì không thể nào biết được.
Đặc tính của rượu nấu lên men tự nhiên có thể cháy được lâu hơn rượu pha cồn và khi cháy có mùi thơm hơn rượu pha cồn. Sử dụng rượu bầu đá nướng mực khô – cá khô thì còn gì bằng .Vì sự thơm ngon và nồng độ cao đặc trưng, nên rượu Bàu Đá Bình Định rất thích hợp để ngâm dược liệu trị bệnh và bồi bổ sức khỏe mà khó có một loại rượu nào thích hợp hơn. Các bạn có thể dùng để ngâm các sản phẩm sống như: chim bìm bịp, tắc kè, hải mã, rắn, nhung hươu, tay gấu, hà nam…cho đến các loại thảo dược như: nhân sâm, nấm linh chi, nấm ngọc cẩu, chuối hột…
Bình luận: