Nguyễn nhạc và gươm thần

Đăng bởi Admin vào lúc 04-05-2018

Biết  niềm  tin  thiêng  liêng  ấy,  trong  những ngày cùng em là Nguyễn Lữ đi thuyết phục các bộ tộc miền núi, Nguyễn Nhạc đã tạo nên câu chuyện làm xôn xao dư luận cả vùng núi cao.

Trong vùng Trường Sơn - Tây Nguyên còn lưu truyền một truyền thuyết: từ thuở xa xưa, vua Trời có ban cho người hạ giới một thanh gươm thần Pra Khan. 

Thanh gươm có phép lạ tỏa ra ánh sáng, xẹt ra  lửa  trong  chớp  nhoáng  rồi  tuôn  mưa.  Có  ánh sáng, có nước đời sống con người no ấm, yên vui. Gươm  thần  Pra  Khan  mang  đến  hạnh  phúc  cho loài người. Vua Chân Lạp bắt được vỏ gươm, vua Chăm bắt được lưỡi gươm. Nhưng vì người thiểu số ở trên Cao Nguyên gần trời hơn, nên vua Trời lại giao gươm thần cho vua Lửa. Vì thế, từ người thiểu số, người Chăm đến người Miên đều tôn trọng vua Lửa. 

Biết  niềm  tin  thiêng  liêng  ấy,  trong  những ngày cùng em là Nguyễn Lữ đi thuyết phục các bộ tộc miền núi, Nguyễn Nhạc đã tạo nên câu chuyện làm xôn xao dư luận cả vùng núi cao.

Tượng Nguyễn Nhạc trong Điện thờ tại bảo tàng Quang Trung

Chuyện  rằng:  khi  Nguyễn  Nhạc  lên  núi  Yên Dương thì bỗng thấy ánh hào quang rực rỡ; càng tới  gần,  hương  càng  tỏa  bay.  Đến  nơi,  mọi  người thấy  một  thanh  gươm  sáng  bóng,  cắm  sâu  vào tảng  đá  to.  Biết  đây  là  gươm  báu  trời  ban,  nhiều người cùng đi với Nguyễn Nhạc lần lượt bước tới, xắn tay, ráng sức mà không ai rút nổi. Cuối cùng, Nguyễn  Nhạc  ung  dung  tiến  lại  gần,  đặt  bàn  tay vào chuôi gươm, nhích nhẹ rút ra dễ dàng trước sự kinh ngạc của mọi người.

Câu chuyện lan nhanh khắp vùng, người thiểu số  tin  rằng  vua  Trời  đã  trao  gươm  thần  cho  ông Nhạc. Từ đấy, ông đi đến đâu, họ theo đến đấy. Các già làng bảo nhau giúp ông voi ngựa. Trai tráng các buôn, phây sắm lao, làm ná, mang gươm tới đầu quân, dựng cờ, đắp lũy, xây dựng chiến khu, chuẩn bị  về  xuôi  sát  cánh  cùng  nghĩa  quân  Kinh  đánh chiếm thành Quy Nhơn. 

Nguyễn Nhạc không chỉ khéo dùng chính sách dân  vận  buổi  đầu,  mà  về  sau  ông  ban  bố  nhiều chính  sách  khoan  hòa  với  người thiểu  số.  Khi  lên ngôi Hoàng đế, ông phong cho vua Lửa, vua Nước làm Phiên Vương, phong bà vợ người thiểu số làm phi, hậu đãi Bok Kiơm, cung cấp đủ muối, cá khô và  các  nhu  yếu  phẩm  để  người  thiểu  số  có  cuộc sống ấm no. 

Không chỉ ở thời hưng thịnh mà ngay cả sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, nhiều người thiểu số vẫn gắn bó son sắt với nhà Tây Sơn. Con cháu vua Thái Đức và một số tướng lĩnh Tây Sơn vẫn được người thiểu số che chở đùm bọc khi bị quân nhà Nguyễn Gia Miêu truy lùng gay gắt. 

Dùng  mưu  chước  để  tự  nhận  mình  là  người được  trời  giao  mệnh  lớn,  Nguyễn  Nhạc  đã  hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ người lãnh tụ nghĩa quân trong  những  năm  tháng  đầu  dựng  nghiệp.  Ở  các buôn làng An Khê vẫn lưu truyền phương ngôn “Sa khổng lồ, hồ Ông Nhạc”, “Cánh đồng Cô Hầu, đàn trâu Ông Nhạc”. Rải rác đó đây, từng tảng đá ông Nhạc ngồi, từng con đèo ông dừng ngựa, từng mé núi  ông  lập  kho, cho đến thành lũy dựng  cờ khởi nghĩa, đã đi vào tâm thức dân gian với những ấn tượng đẹp không thể phai mờ.

Nguồn: Người Tây Sơn 2011


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: